Khóa 91-94 PTTH Lương Văn Tụy - Ninh Bình
Khóa 91-94 PTTH Lương Văn Tụy - Ninh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hãy tự bảo vệ cuộc sống của bạn nhé!

Go down

Hãy tự bảo vệ cuộc sống của bạn nhé! Empty Hãy tự bảo vệ cuộc sống của bạn nhé!

Bài gửi  Admin 9/7/2010, 2:35 pm

Uống rượu huyết rắn, huyết
hươu, dê, bồ câu, thậm chí cả huyết dơi đang trở thành "mốt" của cánh
đàn ông.

Nhiều người cho rằng uống các loại rượu huyết
sẽ tăng sức khỏe, sức đề kháng, tăng khả năng đàn ông và để chữa bệnh
nên họ cố săn lùng bằng được các loại rượu huyết để thưởng thức. Bổ đâu
chưa thấy, nhưng những ca ngộ độc rượu phải đi cấp cứu thì ngày càng
nhiều. Thậm chí lắm trường hợp còn nhiễm giun sán do uống loại rượu này.

Sau khi ở bàn nhậu về,
anh Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) thấy buồn nôn, đau bụng. Cứ thế anh lả
đi, người nhà liền đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khai thác tiền sử bệnh án
cho thấy, bệnh nhân uống rượu ba ba bị ngộ độc. Đây chỉ là một trường
hợp ngộ độc nhẹ được cấp cứu tại BV Bạch Mai. Anh Phạm Văn N. (cũng ở Hà
Nội) trong một lần đi công tác ở Quảng Trị, được đối tác chiêu đãi món
rượu huyết dê. Ở Hà Nội ít được uống loại rượu này nên trong mấy ngày ở
Quảng Trị, anh tranh thủ uống các loại rượu huyết dê, huyết hươu… Nhiều
người cho rằng rượu được pha với các loại huyết vừa tăng cường sức khỏe,
vừa là "viagra sống". Kết quả, một tháng sau anh N. bị nhiễm sán, sán
chui vào mạch máu, di chuyển khắp cơ thế.


BV Bạch Mai đã từng
tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị nhiễm giun lươn sau một thời gian uống rượu
huyết rắn. Bệnh nhân thấy trên đầu mình xuất hiện một cục u, thỉnh
thoảng lại di chuyển được. Đó là trường hợp của bệnh nhân M. (Bắc
Giang). Kết quả làm huyết thanh chẩn đoán cho thấy bệnh nhân M. bị nhiễm
giun lươn giai đoạn ấu trùng di chuyển. Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc
Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, tuy chưa có nghiên cứu riêng
về ngộ độc do uống rượu huyết, nhưng loại đồ uống này thường được pha
bằng rượu nấu thủ công, có tỷ lệ độc tố cao, còn huyết động vật có thể
chứa nhiều vi khuẩn, virus, sán... nên có nhiều nguy cơ ngộ độc và nhiễm
bệnh.


Tại bộ môn ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà
Nội đã phát hiện khá nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng do uống rượu
pha huyết động vật. TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm bộ môn cho rằng, ký
sinh trùng có rất nhiều bên trong và bên ngoài cơ thể động vật. Khi lấy
máu chúng, người ta phải lấy qua da, nơi có nhiều mầm bệnh mà mắt thường
không nhìn thấy như tụ cầu, liên cầu, cúm, lở mồm long móng... Còn giáo
sư Dương Trọng Hiếu, Viện Y học cổ truyền, cho biết, huyết là một thành
phần rất dễ bị nhiễm trùng, phân hủy. Khi sử dụng huyết tươi, các vi
trùng, vi khuẩn sẽ xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Y học cổ truyền hiện nay
hầu như không dùng huyết sống để trị bệnh. Ngoài ra, việc uống rượu
huyết dễ dẫn đến dị ứng, phá hủy tế bào gan, gây xơ gan, trụy tim mạch.
Đó là chưa kể, dùng các loại rượu huyết như huyết ngan, vịt, chim dễ bị
các dịch bệnh như cúm gia cầm, các loại rượu huyết dê, hươu, nai có thể
bị dịch lở mồm long móng.


Một thực tế báo động là
các món rượu huyết được các quán nhậu pha chế một cách bừa bãi dẫn đến
những hậu quả khó lường. Theo ông Hồ Văn Nho, Phó giám đốc kỹ thuật Công
ty TNHH Sản xuất Công nghiệp thực phẩm Bảo Long, uống rượu huyết dễ dẫn
đến các trường hợp bị dị ứng gây trụy tim mạch. Thêm vào đó, chất lượng
rượu đem pha với các loại huyết vẫn chưa được bảo đảm. Huyết được lưu
trữ không đúng cách chứa nhiều mầm bệnh.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 49
Join date : 07/07/2010

http://luongvantuy-9194.roflforum.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết